Xử Lý Chất Thải | CHẤT THẢI NGUY HẠI LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Chất thải nguy hại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường, bao gồm gây ngộ độc, ung thư, dị tật bẩm sinh, ô nhiễm đất, nước mặt, nước đưới đất, không khí,….Vậy chất thải như thế nào chất thải nguy hại? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về chất thải nguy hại, bao gồm: định nghĩa, các nhóm chất thải nguy hại, tác hại của chất thải nguy hại…
chất thải nguy hại, các nhóm chất thải nguy hại
20797
post-template-default,single,single-post,postid-20797,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,qode-title-hidden,qode-theme-ver-16.7,qode-theme-bridge,wpb-js-composer js-comp-ver-5.5.2,vc_responsive

CHẤT THẢI NGUY HẠI LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Chất thải nguy hại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường, bao gồm gây ngộ độc, ung thư, dị tật bẩm sinh, ô nhiễm đất, nước mặt, nước đưới đất, không khí,….Vậy chất thải như thế nào là chất thải nguy hại? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về chất thải nguy hại, bao gồm: định nghĩa, các nhóm chất thải nguy hại, …

ĐỊNH NGHĨA: “CHẤT THẢI NGUY HẠI” LÀ GÌ?

Chất thải là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Trong đó, chất thải nguy hại là loại chất thải có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

Theo Khoản 18, 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 (Luật Bảo vệ môi trường 2020) định nghĩa như sau: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nỗ hoặc có đặc tính nguy hại khác.

Hoặc theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và phế thải, được ký kết vào ngày 22 tháng 3 năm 1989 và có hiệu lực vào ngày 5 tháng 5 năm 1992, định nghĩa chất thải nguy hại như sau: “Chất thải nguy hại là bất kỳ chất thải nào có một hoặc nhiều đặc tính nguy hại được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước này.”

Các đặc tính nguy hại của chất thải được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước Basel bao gồm: Độc tính, Độ cháy, Độ ăn mòn, Độ nổ, Độ lây nhiễm, Độ phóng xạ.

CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?

Chất thải nguy hại được phân loại theo hai cách chính: (1) Phân loại theo Tính chất nguy hại; (2) Theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính.

Theo tính chất nguy hại

Dễ Nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.

Dễ cháy (C)

  • Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.
  • Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
  • Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.
  • Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.

Oxy hóa (O)

Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

Ăn mòn (AM)

Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.

Có độc tính (Đ)

  • Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
  • Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khoẻ ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
  • Gây độc cấp tính:Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
  • Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
  • Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
  • Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
  • Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
  • Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.

Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích lũy sinh học.

Lây nhiễm (LN):Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật.

Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính

  1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
  2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ
  3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ
  4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
  5. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
  6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh
  7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
  8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
  9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
  10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
  11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
  12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp
  13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
  14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
  15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
  16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
  17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy
  18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
  19. Các loại chất thải khác.