HỘI THẢO EPR: NÂNG TẦM TRÁCH NHIỆM, KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG XANH, THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN - Xử Lý Chất Thải
Hội thảo EPR: Nâng tầm trách nhiệm, kiến tạo môi trường xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện EPR hiệu quả.
EPR, Trách nhiệm mở rộng Trách nhiệm mở rộng, Trách nhiệm tái chế Trách nhiệm tái chế, Trách nhiệm xử lý chất thải, Trách nhiệm xử lý chất thải
21109
post-template-default,single,single-post,postid-21109,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,qode-title-hidden,qode-theme-ver-16.7,qode-theme-bridge,wpb-js-composer js-comp-ver-5.5.2,vc_responsive

HỘI THẢO EPR: NÂNG TẦM TRÁCH NHIỆM, KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG XANH, THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN

Hội thảo tập huấn “Thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng (EPR) cho nhà sản xuất, nhập khẩu” đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp… Hội thảo tập trung vào giới thiệu chi tiết các quy định trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu; hướng dẫn đăng ký, kê khai, báo cáo trên Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia và giải đáp các câu hỏi của doanh nghiệp.

EPR – Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất

EPR là một công cụ môi trường đã được áp dụng phổ biến trên thế giới rất nhiều năm qua. Tại Việt Nam, quy định EPR lần đầu được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, tuy nhiên kết quả thực hiện lại rất hạn chế, do thiếu các quy định và hướng dẫn cũng như các chế tài cụ thể.

EPR (Extended Producer Responsibility) - Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu là một cách tiếp cận chính sách môi trường, trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn sau khi sử dụng, nghĩa là tới cuối vòng đời sản phẩm.

Nhằm giải quyết những hạn chế của các quy định trước đây, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những thay đổi quan trọng về chính sách EPR (Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu). Cụ thể, Luật bổ sung 02 Điều mới quy định chi tiết về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, bao gồm:

  • Điều 54: Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì. Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng theo tỷ lệ bắt buộc dựa trên khối lượng hoặc đơn vị bao bì.
  • Điều 55: Trách nhiệm xử lý chất thải. Nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải do sản phẩm của họ tạo ra.

Thời gian thực hiện EPR

Các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo lộ trình như sau:

    1. Về trách nhiệm tái chế: 
  • Thực hiện từ ngày 01/01/2024: Ắc quy và pin sạc nhiều lần, Dầu nhớt, Săm lốp, Bao bì
  • Thực hiện từ ngày 01/01/2025: Điện – điện tử
  • Thực hiện từ ngày 01/01/2027: Phương tiện giao thông
    1. Về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải:
  • Thực hiện từ ngày từ ngày 01/01/2022: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật, Pin dùng một lần các loại, Tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần, Kẹo cao su, Thuốc lá, Các sản phẩm khác có thành phần nhựa tổng hợp.

Các nhà sản xuất, nhập khẩu có thể tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức khác để thực hiện trách nhiệm tái chế và thu gom, xử lý chất thải. Việc thực hiện tốt trách nhiệm này sẽ góp phần giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Hội thảo EPR: Nâng tầm trách nhiệm, kiến tạo môi trường xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện EPR hiệu quả.

Ngày 25 tháng 3 năm 2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia đã tổ chức Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường với hơn 150 đại biểu đến từ các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải khu vực Miền Nam đã tham dự Hội thảo. Tại hội thảo, đại diện Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia đã:

  • Chia sẻ, giới thiệu chi tiết các quy định trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.
  • Hướng dẫn đăng ký, kê khai, báo cáo việc thực hiện trách nhiệm mở rộng trên Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia.
  • Trực tiếp trao đổi, giải đáp nhiều lượt câu hỏi của các hiệp hội và doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm mở rộng.
edit-2-171142179675470360530

Việc thực hiện tốt quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, phát triển ngành công nghiệp tái chế và giúp các quốc gia, bao gồm Việt Nam, đạt được mục tiêu về môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.

Nguồn: Báo điện tử Tổ Quốc