PIN MẶT TRỜI SAU KHI THẢI BỎ THUỘC LOẠI CHẤT THẢI NÀO? - Xử Lý Chất Thải
Với lợi thế về công nghệ, môi trường và kinh tế, điện mặt trời đã và đang phát triển rất nhanh thay thế cho năng lượng hoá thạch không chỉ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn giảm phát thải khí nhà kính. Pin mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo sạch và hiệu quả, nhưng sau khi hết hạn sử dụng, chúng có thể trở thành chất thải nguy hại nếu không được xử lý đúng cách. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc pin mặt trời thuộc loại chất thải nào sau khi hết hạn sử dụng và cách xử lý chúng an toàn.
pin mặt trời, pin năng lượng mặt trời, chất thải nguy hại, pin mặt trời thải, tấm quang năng thải
20886
post-template-default,single,single-post,postid-20886,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,qode-title-hidden,qode-theme-ver-16.7,qode-theme-bridge,wpb-js-composer js-comp-ver-5.5.2,vc_responsive

PIN MẶT TRỜI SAU KHI THẢI BỎ THUỘC LOẠI CHẤT THẢI NÀO?

Với lợi thế về công nghệ, môi trường và kinh tế, điện mặt trời đã và đang phát triển rất nhanh thay thế cho năng lượng hoá thạch không chỉ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn giảm phát thải khí nhà kính. Pin mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo sạch và hiệu quả, nhưng sau khi hết hạn hoặc không còn nhu cầu sử dụng, chúng có thể trở thành chất thải nguy hại nếu không được xử lý đúng cách. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc pin mặt trời thuộc loại chất thải nào sau khi hết hạn sử dụng và cách xử lý chúng an toàn.

PIN MẶT TRỜI ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ NHỮNG GÌ?

Tấm pin mặt trời được cấu tạo từ 5 lớp chính, bao gồm:

  • Lớp khung nhôm: Giúp cố định các lớp bên trong và bảo vệ tấm pin.
  • Lớp kính cường lực: Bảo vệ các lớp bên trong khỏi tác động của môi trường.
  • Lớp màng EVA: Giúp gắn kết các lớp bên trong lại với nhau.
  • Lớp tế bào quang điện (solar cell): Chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng.
  • Lớp hộp đấu nối: Kết nối các tấm pin với nhau.
Cấu tạo tấm pin mặt trời

PIN MẶT TRỜI CÓ CHỨA CHẤT ĐỘC HẠI NÀO KHÔNG?

Trong số các vật liệu liệt kê phía trên có thể chứa các thành phần điện, chì, cadmium, crom và một số chất độc hại khác gây độc cho con người và gây độc môi trường.

Theo một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất độc hại này trong pin mặt trời thường rất thấp. Do đó, pin mặt trời không gây nguy hiểm ngay lập tức cho sức khỏe con người hay môi trường khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu pin mặt trời bị vỡ hoặc bị hư hỏng, các chất độc hại có thể bị giải phóng ra môi trường. Một tấm pin thì hàm lượng gây nguy hại không đáng kể nhưng với số lượng hàng nghìn tấm thải ra, tích luỹ theo từng năm thì lại một vấn đề khác. Vì vậy, việc xử lý pin mặt trời hết hạn sử dụng cần được thực hiện đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường.

THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG TẤM PIN MẶT TRỜI THẢI PHÁT SINH?

Tấm pin mặt trời hoạt động trong điều kiện bình thường có tuổi thọ từ 20 – 30 năm, còn trong những trường hợp rủi ro như mưa đá, gió bão…. thì tuổi thọ càng ngắn hơn. Bên cạnh đó, hiệu suất pin cũng là vấn đề các nhà sản xuất, nhà máy điện, nhà phân phối,…. quan tâm. Nhiều nghiên cứu, phát minh công nghệ mới ra đời nhằm cải thiện hiệu suất các tấm pin, do đó 1 lượng pin có thể thải bỏ ngay cả trước khi hết hạn sử dụng.

Ở Việt Nam, điện năng lượng mặt trời được biết đến từ rất sớm nhưng chỉ thực sự bùng nổ trong vài năm trở lại đây. Do đó, số lượng pin mặt trời thải không lớn, chỉ khoảng 0,002 – 0,04% tấm pin bị lỗi hỏng. Nguyên nhân thải bỏ chủ yếu là do lỗi từ nhà sản xuất và do tác động từ bên ngoài.

solar-panel

Lượng chất thải phát sinh hiện nay thấp, hiện có khoảng 560 – 11.000 tấm hỏng, khối lượng khoảng 13 tấn – 251 tấn (Theo chia sẻ của Bà Nguyễn Thị Thu Huyền – Viện Năng lượng, Bộ Công Thương tại Hội thảo về “Giải pháp quản lý các tấm quang năng thải bỏ tại các cơ sở sản xuất điện mặt trời” ngày 27/11). Cũng tại hội thảo này, đại điện Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch – Cục An toàn và Môi trường Công nghiệp đưa ra dự báo khối lượng phát sinh tấm pin mặt trời thải bỏ tại Việt Nam cho giai đoan 2021-2030 là 118,645 nghìn tấn (lớn nhất là 24,368 nghìn tấn/năm) và giai đoan 2031-2045 là 685,911 nghìn tấn (lớn nhất là 64,738 nghìn tấn/năm).

Tấm-pin-vỡ

PIN MẶT TRỜI SAU KHI THẢI BỎ THUỘC LOẠI CHẤT THẢI NÀO? 

Pin mặt trời có đặc tính khác so với pin và ắc quy, do đó tại Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (luật BVMT 2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có quy định tấm pin mặt trời thải (tấm quang năng thải) là chất thải cần kiểm soát và áp dụng ngưỡng chất thải nguy hại để phân định theo quy định.

Các tấm pin mặt trời thải có mã chất thải là 19 02 08

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại: “Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý“.

Do đó, chủ nguồn thải (tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải) thực hiện phân định và phân loại tấm pin năng lượng mặt trời quy định tại mục 3 của QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để quản lý cho phù hợp như tái sử dụng, tái chế, xử lý hoặc chuyển giao cho cơ sở các chức năng phù hợp để tái chế, xử lý theo đúng quy định.

Về nguyên tắc lấy mẫu, phân tích, phân định và phân loại chất thải nguy hại: đối với các chất thải đồng nhất ở thể rắn thuộc loại cần phải lấy ít nhất 3 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau trong khối chất thải và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng chất thải nguy hại nhằm phân định có phải là chất thải hay không (quy định tại mục 3.3 của QCVN 07:2009/BTNMT).

CÁCH XỬ LÝ PIN MẶT TRỜI SAU KHI THẢI BỎ?

Hiên nay có một số phương pháp xử lý pin mặt trời thải như:

  • Tái chế: Đây là phương pháp xử lý pin năng lượng mặt trời tối ưu nhất, giúp giảm thiểu lượng chất thải nguy hại ra môi trường. Các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi thải bỏ sẽ được phân loại và tách chiết các nguyên liệu có giá trị, chẳng hạn như silicon, bạc, đồng, nhôm,… Các nguyên liệu này sau đó sẽ được tái sử dụng để sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời mới. Tuy nhiên thách thức của phương pháp này là chi phí đầu tư cao và kỹ thuật tiên tiến, mức độ ô nhiễm nếu không xử lý đúng cách.
  • Xử lý nhiệt: Phương pháp này sử dụng nhiệt để phân hủy các thành phần nguy hại của tấm pin năng lượng mặt trời. Phương pháp này được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn so với phương pháp chôn lấp.
  • Chôn lấp: Đây là phương pháp xử lý pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm đất và nước ngầm. Các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi thải bỏ sẽ được chôn trong các bãi rác chuyên dụng.

Để xử lý tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ, nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các tấm pin mặt trời thải bỏ phải được phân loại tại nguồn thải, các công tác thu gom, vận chuyển và xử lý phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Nhà máy tái chế và xử lý chất thải công nghiêp – nguy hại của Công ty Mộc An Châu với phạm vi thu gom cả nước, là một trong số rất ít đơn vị được cấp phép xử lý pin mặt trời thải (tấm quang năng thải) – 19 02 08.

–mAc–

Untitled-1