Xử Lý Chất Thải | TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Tổ chức cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao Chất thải nguy hại, Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cở sở có giấy phép môi trường phù hợp.
chất thải nguy hại, xử lý chất thải, xử lý chất thải nguy hại, chất thải
21018
post-template-default,single,single-post,postid-21018,single-format-standard,ajax_fade,page_not_loaded,,qode-title-hidden,qode-theme-ver-16.7,qode-theme-bridge,wpb-js-composer js-comp-ver-5.5.2,vc_responsive

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Chất thải và rác thải có giống nhau? Yêu cầu chung về quản lý chất thải và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc quản lý chất thải được quy định như thế nào?

 

CHẤT THẢI LÀ GÌ? 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe “Chất thải” với “rác thải” để chỉ những vật và chất thải bỏ khi không còn giá trị sử dụng. Đây là hai khái niệm khác biệt nhưng thường bị nhiều người đánh đồng với nhau. Trên thực tế, rác thải thường chỉ là một bộ phận nhỏ của chất thải.

Rác thải là thuật ngữ chung chỉ những vật dụng, vật liệu không còn giá trị sử dụng đối với con người. Rác thải có thể bao gồm nhiều loại khác nhau như rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải nông nghiệp,…

Chất thải là một khái niệm rộng hơn, bao gồm cả rác thải.

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (theo khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020).

YÊU CẦU CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

1. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường

– Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;

– Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;

– Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;

Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải.

– Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;

– Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;

– Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI 

Chất thải được chia theo 3 nhóm chính gồm: (1) Chất thải sinh hoạt; (2) Chất thải rắn công nghiệp thông thường; (3) Chất thải nguy hại dựa trên nguồn gốc và đặc điểm. Việc quản lý chất thải sẽ được quy định chi tiết đối với từng loại chất thải. (Xem tiếp ở bài viết tiếp theo)